Tất cả các bài

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

VCD CÓ LIÊM THAM XUNG

VÔ CHÍNH DIỆU CÓ LIÊM THAM XUNG


            Vô Chính Diệu có cách LIÊM THAM xung chỉ có duy nhất tại hai cung Tị, Hợi.
.
NHẬN XÉT CHUNG :
*    Thực chất bên trong là cách PHỦ TƯỚNG, bên ngoài là cách LIÊM THAM. Người đàn ông và cô gái đoan chính còn ta lại can dự vào, chiếm đoạt mới có.
-    Tại Tỵ cách Vô Chính Diệu có LIÊM THAM tại hợi xung với bố cục bộ ÂM DƯƠNG sáng.
+     Cũng một cách nhưng tại Tị dễ chịu hơn nhờ các cung Huynh, Nô sáng, vận hành qua các cung này cũng thuận lợi hơn.
+      Nhưng cũng có điểm bất lợi Anh em, bạn bè tốt, ta dễ bị lu mờ hơn.
-       Tại Hợi cách Vô Chính Diệu có LIÊM THAM tại tị xung bộ ÂM DƯƠNG lạc hãm.
+        Liêm Tham tại Hợi là nơi gọi là Tuyệt xứ (cùng đường).
+        Nếu gặp TRƯỜNG SINH gọi là cách ‘Tuyệt xứ phùng Sinh’ trở thành tốt đẹp.
-       Đối với nữ Mệnh, đây còn là trường hợp VCD không lấy gì làm tốt đẹp, bất lợi vì cách THAM LANG hội Phu.
*    Phú Hán có câu: “THAM LANG hội Phu cung. MỆNH hữu chính diệu tắc đích Vô Chính Diệu tắc thiếp”.
-       Nữ mệnh VCD có THAM LANG hội phu dễ lâm vào hoàn cảnh làm lẽ mọn, làm thiếp, kẻ đến sau…
+        Kể cả các trường hợp như VCD có TỬ THAM xung, VCD có THAM VŨ xung. nghĩa là tất cả các trường hợp Vô Chính Diệu có THAM LANG xung, bên trong có bộ PHỦ TƯỚNG.
+        Vì cung PHU THÊ có sao THẤT SÁT, muốn có tất phải đoạt.
*    Nhưng về các mặt khác lại là tốt nhờ có cách PHỦ TƯỚNG đồng lai hội mệnh cung.
-        Luôn được sự thương yêu vỗ về, che chở bảo trợ giúp đỡ của kẻ khác nhờ đó không những tốt đẹp về mặt tình cảm mà còn tốt đẹp về mặt kinh tế.
-     Tuy nhiên bộ sao này rất kỵ gặp KÌNH DƯƠNG. Chủ tiếp tay chống đối. Do hình thành cách “LIÊM TRINH THIÊN TƯỚNG KÌNH DƯƠNG hiệp đa chiêu hình trượng nan đào”. Che chở để chống đối và bị theo dõi và trừng phạt.
-       Tại vị trí LIÊM THAM ta có các cách VŨ SÁT và TỬ PHÁ :
+        Dễ bị kích động bởi TỬ VI và sự cổ vũ của VŨ KHÚC
-       Tại vị trí VCD ta lại có PHỦ TƯỚNG tam hợp và LIÊM THAM xung
+    Tất cả những gì của cách PHỦ TƯỚNG đều có thể áp dụng. Trong hoàn cảnh thương yêu bảo bọc tương trợ dễ đưa đến chỗ tiếp tay, bao che, giúp đỡ.
+        Cái họa ở đây dễ phát sinh. Bên ngoài luôn luôn có kẻ dò thám và theo dõi.
-       VCD tại đây thực chất là hình ảnh bộ PHỦ TƯỚNG nhưng bị can dự vào, chen dự vào bởi bộ LIÊM THAM có thể đem lại sự may mắn cũng có và cả sự bất ổn.
+        Các đặc điểm của bộ PHỦ TƯỚNG là:
§  Chọn lựa và nuôi dưỡng.
§  Lợi cho các việc tiếp nối, thừa kế, kế tục.
§  Hàn gắn.Hợp tác. Ủng hộ, phán xét.
§  Thừa kế, ủy nhiệm. Quản lý như quản lý tài sản, quan thủ, quản gia.
+        Với tính chất bộ PHỦ TƯỚNG như vậy, mà bên ngoài có kẻ luôn thăm dò, tìm hiểu, theo dõi và can dự vào.
§  Do vậy dễ dàng tham gia, tham dự, hợp tác cùng họ.
§  Đối với nữ giới từ đó dễ chấp nhận dễ chấp nhận làm người tình hờ, làm cô vợ lẽ.
-       Từ hoàn cảnh trên có thể đưa đến sự hợp tác, ủng hộ, tiếp tay, che chở… cho đến cùng tham gia tùy hung cát tinh mà có thể gặp họa hoạn
VCD CÓ LIÊM THAM XUNG KẾT HỢP VỚI BÀNG TINH :
            1. KHÔNG KIẾP, KỴ HÌNH, TUẦN TRIỆT, KÌNH ĐÀ, HỎA LINH, KHÔI VIỆT, KHOA  QUYỀN LỘC, TẢ HỮU, XƯƠNG KHÚC :
-       KHÔNG KIẾP :
+    Lãng lý hành thuyền. Bấp bênh như đi thuyền trên sóng, vì lòng ham muốn mà dễ gặp những tại họa không ngờ, không thể lường trước được. Ham muốn những cái rất tai hại.
+   Nếu không thấy KHÔNG KIẾP kiểm tra có KHÔNG KIẾP giáp 2 bên không. Nếu có một là xuất thân trong nghèo hèn (bần tiện) hai là dễ yểu. Trong đó có sự thiếu chăm sóc.
-       KỴ HÌNH :
+      Chỉ có HÓA KỴ : Có vấn đề về đạo đức vì hình thành bộ LIÊM KỴ lòng trong sáng bị nghi ngờ.
+        Chỉ có THIÊN HÌNH : Phong lưu, bị ăn đòn.
+        Gặp KỴ HÌNH :
§  Dễ gặp thuỷ tai. Phạm pháp can tội tiếp tay, che chở.
§  Còn là cách dễ chết. Có câu: “Hình Diêu Tham Kỵ ngộ Liêm. Ở cung Tị Hợi là điềm mạng vong”
-       TUẦN TRIỆT :
+        Chỉ có TUẦN :
§  Biết phòng bị, đề phòng, biết hướng tham vọng, hoài bảo đi đúng hướng, đồng thời tính khí cũng ngoan hiền, dễ dạy bảo, chung thủy, trung thành…
§  Cách Vô Chính Diệu này hay nhất là có TUẦN.
+        Chỉ có TRIỆT : Trừ bỏ mọi tham vọng xấu xa. Có TRIỆT án ngữ không sợ KHÔNG KIẾP hội họp.
§  Nhưng ở Hợi không thể ngộ TRIỆT, chỉ có tại Tị mới ngộ TRIỆT.
§  Nhưng tuổi Bính có HÓA KỴ xung (do BÍNH ĐỒNG CƠ XƯƠNG LIÊM) lại không hay, vì sao này gây ta sự nghi ngờ tính đạo đức, liêm khiết của bản thân.
+        Gặp TUẦN TRIỆT : Nếu có 2 sao này cần có THANH LONG mới hay.
§  Vì bộ PHỦ TƯỚNG gặp TUẦN TRIỆT là phá cách.
§  THIÊN PHỦ chủ phán xét rất cần gặp THANH LONG để phán xét đúng, sai đồng thời tiếng nói cũng cần lộ ra ngoài.
§  Nếu không có THANH LONG chỉ TUẦN TRIỆT thôi mất quyền phán xét. Nhưng không hẳn xấu, vì đây là trường hợp Vô Chính Diệu cần 2 sao này án ngữ tại bản cung.
§  Lại có KHÔNG KIẾP đắc là cách “Vô Chính Diệu đắc tam không”. Nếu có Song Lộc là phú quý một thời.
-       KÌNH ĐÀ :
+   KÌNH DƯƠNG : Tạo thành cách TƯƠNG KÌNH (THIÊN TƯỚNG + KÌNH). Thấy KÌNH DƯƠNG chú ý các sao đi theo nó. Tìm ngay sao KIẾP SÁT, KỴ HÌNH.
§  Gây ra sự xung đột mâu thuẩn không chịu nhường nhịn.
§  Nhất là cách TƯƠNG KÌNH có KIẾP SÁT, vì hình thành cách “LIÊM TRINH THIÊN TƯỚNG KÌNH DƯƠNG hiệp đa chiêu hình trượng nan đào”.
§  Kỵ gặp thêm KỴ HÌNH dễ lâm vào hoàn cảnh tranh giành xung đột ẩu đả đi đến phạm pháp.
§  Nếu KÌNH THÁI xung đột mâu thuẩn vì thái độ.
§  KÌNH DƯƠNG + T HU là tao hình đạo tặc. “THAM hội DƯƠNG ĐÀ cư Hợi Tí danh vi phiếm thuỷ đào hoa”
+      ĐÀ LA : cũng như KÌNH DƯƠNG và cần biết rằng : KÌNH trước ĐÀ sau; lợi hơn, thua thiệt; ngangngược, cản trở; khiêu khích, xâm lấn… là các tính chất cơ bản của bộ KÌNH ĐÀ.
§  Tại Hợi thấy KÌNH ĐÀ là cách ăn chơi, tính mê gái.
§  Thêm ĐÀO có dâm tính mạn. Kị gặp thêm bộ KỴ DIÊU mê muội, đắm chìm tửu sắc.
-       HOẢ LINH : 
+        Cần biết rằng THAM LANG ưa gặp bộ sao này. Đi với Hỏa phát phú, đi với Linh phát quí. Cần có thêm QUYỀN KHOA
+        “HỎA diệu phùng TUYỆT Hợi cung nhi hội THAM LINH. Uy danh quán thế”.
§    Tuyệt tại đây biến thành tuyệt vời, dù ở đâu THAM gặp HỎA LINH cũng là hay.
§  Chủ tham vọng cháy bỏng trong lòng, từ tham vọng sẽ dẫn dến thành công.
-       KHOA QUYỀN LỘC :
+        HÓA KHOA :
§  Chủ có trình độ, lợi cho khoa bảng, không ngại LIÊM TRINH xung hay nhất là có thêm HOÁ QUYỀN.
§  LIÊM TRINH là ngôi sao có uy lực rất mạnh mẽ không những nó dòm ngó các cung hội họp mà còn theo dõi cả 2 cung lân cận.
§  Trường hợp có bộ KHOA QUYỀN phải kể là hay.
+        HÓA QUYỀN :
§  Rất cần thiết để bảo vệ mình vì mình là người có uy tín, không sợ mất quyền công dân.
§  “THAM cư Hợi Tí hạnh phùng QUYỀN PHƯỢNG biến hư thành thật “ư Giáp, Kỉ tuế phú danh viên  mãn”. Sao PHƯỢNG chủ sự ngưỡng mộ. Sao QUYỀN chủ sự uy tín.
-       TẢ HỮU :
+        Hợp cách “nhất hô bá nặc”.
+        Nếu đắc Sinh Vượng (Trường Sinh Đế Vượng ) suốt đời may mắn.
+        Thường có cuộc sống ly hương.
-       XƯƠNG KHÚC :
+   Hay nhất tại Hợi. Được phê Phi vinh tắc Phú  (không vinh hoa cũng giàu).
+        Tính tình cũng tốt đẹp nhờ bộ sao văn nghệ này.
+        Mẫu người cả quyết muốn đạt tham vọng mới thôi.
           2.    Vòng LỘC TỒN :
-       LỘC TỒN :
+        Hợp cách chủ thương yêu dài lâu, giàu có dài lâu.
+    Chủ sự bền vững, trường tồn nhưng tối kị bản cung có KỴ hoặc có KHÔNG KIẾP, hoặc KHÔNG KIẾP giáp 2 bên lại hỏng cách.
+     Có câu : “THAM toạ thuỷ cung giáp biên tứ sát bần khổ chung thân”. Lúc này KÌNH ĐÀ không còn là rào chắn bảo vệ LỘC TỒN mà a dua theo KHÔNG KIẾP gây hại cho bản cung. Không những tại cung Hợi mà tại cung Tị cũng không hay.
-       SONG HAO :
+        Cách THAM HAO tức có KÌNH hay ĐÀ hội họp.
+      HAO đồng cung biết dấu kín những ham muốn xuống tận đáy lòng. Mặc dù bị thôi thúc bởi Kình ưa vươn lên, hoặc Đà ưa phát triển ra.
+   Đồng thời cũng là cách. “Cầm bằng nhịn đói chứ không để lệ nhòa miếng ăn.” Đây là cách dù có QUYỀN LỘC đi chăng nữa khi hết QUYỀN hết LỘC thấy tủi hổ vì cái ăn.
             3.    Vòng THÁI TUẾ :
-       THÁI TUẾ :
+        Hợp cách. Chủ cao tuổi lợi cho chữ thọ.
+        Còn được ngưỡng mộ, dễ gặp đủ bộ Tứ Linh.
-       BẠCH HỔ:
+    Dễ tù tội, lâm vào hoàn cảnh xung đột giữa lớn và nhỏ nhưng nhỏ mạnh, lớn yếu.
+     Kỵ nhất là cách BẠCH HỔ lại có thêm ĐƯỜNG PHÙ, tức là có thêm Kình, Đà hội họp.(ĐƯỜNG PHÙ an trước LỘC TỒN 6 cung). Dễ đáo tụng đình do thái độ bày tỏ.
-       TANG MÔN : đồng cung dễ trở thành kẻ xấu, có tính tham ô.
             4.    Bộ ĐÀO HỒNG HỈ :
-       ĐÀO HOA :
+     Cách Liêm Tham vốn có tính ăn chơi trai gái vì cả 2 sao đều có tính ham vui gặp ĐÀO HOA tính ăn chơi thêm mạnh.
+     Nhưng nếu có TUẦN khống chế thì tâm hồn vẫn thư thái vì TUẦN chủ Giáo Dục đi với ĐÀO chủ đào tạo, thành một bộ sao hay của một người có nền giáo dục tốt. Nhưng tối kỵ gặp KHÔNG KIẾP lại mang tính phản tác dụng.
-       HỒNG LOAN : Nữ MỆNH cũng đa truân.
               5.       HÀ SÁT :
-       Đi với bộ HÀ SÁT (Lưu Hà Kiếp Sát) có tính tham nhũng, gây nhũng nhiễu hà hiếp.
             6.    KỊ DIÊU :
-       Chỉ có DIÊU : Tọa thủ kỵ gặp giáp KHÔNG KIẾP rất dễ đau ốm đưa đến chết người. DIÊU tại cung Hợi lại là minh mẫn, thông minh.
-       Gặp KỊ DIÊU : Dễ gặp thuỷ tai, ăn chơi.
             7.    THIÊN MÃ :
-       Là người hay đi lại, hoặc làm việc bằng tay chân.
-       Rất kỵ gặp HÌNH đồng cung chân tay dễ bị thương tích.
+       Nhất là cung an Thân cũng hội họp tại đây (tức Thân cư tại MỆNH hoặc Quan Tài Di)
+       Lại càng kỵ hơn khi có thêm LINH (vì hình thành bộ LINH HÌNH). Rất kỵ bộ  LINH HÌNH nhất là có KIẾP.
             8.    CÁO PHỤ :
-       Hợp cách lợi cho công danh.
-      THIÊN TƯỚNG thích hợp với sao này. Chủ phong thưởng. Còn lợi cho tuổi thọ vì nó chủ lời bảo ban của bậc cao niên.

Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2017

VÔ CHÍNH DIỆU

v  Là không có CHÍNH TINH TẠI BẢN CUNG.

*    Ta xét 6 trường hợp TỬ VI tại các cung sau :
1.    Khi TỬ VI cư tí ngọ :
-       VCD tại sữa mùi : có CỰ ĐỒNG xung.
-       VCD tại mão dậu : có DƯƠNG LƯƠNG xung
2.    Khi TỬ VI cư sửu mùi :
-       VCD tại dần thân : có ĐỒNG LƯƠNG xung
-       VCD tại tị hợi : có LIÊM THAM xung
3.    Khi TỬ VI cư dần thân : không có cung VCD.
4.    Khi TỬ VI cư mão dậu :
-       VCD tại dần thân : có CƠ ÂM xung.
-       VCD tại mão dậu : có TƯ THAM xung.
5.    Khi TỬ VI cư thìn tuất :
-       VCD tại sửu mùi : có NHẬT NGUYỆT xung
-       VCD tại mão dậu : có CỰ CƠ xung
6.    Khi TỬ VI cư tị hợi :
-       VCD tại tí ngọ : có ĐỒNG ÂM xung
-       VCD tại sữu mùi : có VŨ THAM xung
-       VCD tại dần thân : có CỰ NHẬT xung
-       VCD tại thìn tuất : có CƠ LƯƠNG xung.
Vậy có 24 trường hợp Vô Chính Diệu. Ta có thể tóm gọn thành 12 dạng VCD cho 6 trường hợp sau :
1.    VCD tại tí ngọ : có ĐỒNG ÂM xung.                              
2.    VCD tại sữu mùi :
-       Có NHẬT NGUYỆT xung.                                   
-       Có VŨ THAM xung.
-       Có CỰ ĐỒNG xung.
3.    VCD tại dần thân :
-       Có CƠ ÂM xung.                                      
-       Có CỰ NHẬT xung.                                 
-       Có ĐỒNG LƯƠNG xung.
4.    VCD tại mão dậu :
-       Có DƯƠNG LƯƠNG xung.                    
-       Có TỬ THAM xung.
-       Có CỰ CƠ xung.
5.    VCD tại thìn tuất : có CƠ LƯƠNG xung.
6.    VCD tại tị hợi : có LIÊM THAM xung.
Và để dễ dàng nắm đặc tính cơ bản các trường hợp VCD ta rút gọn xuống còn 4 dạng VCD đặc trưng sau :
v  VCD có cả NHẬT NGUYỆT hội họp hay chỉ có NHẬT hoặc NGUYỆT hội họp (NHẬT NGUYỆT có trong tam hợp hay xung chiếu). Trường hợp này cần biết rõ ÂM DƯƠNG sáng hay tối.
v  VCD có THIÊN LƯƠNG xung.
v  VCD có THAM LANG xung.
v  VCD có CỰ MÔN xung..

*    Vô Chính Diệu là gì? 
-       Là không có chính tinh tại bản cung, như một ngôi nhà vô chủ, như một con người không có lập trường rõ ràng.
-       Vì thế nó bị ảnh hưởng của chính tinh xung chiếu. Cung chính chiếu ngay trước mắt,
-       Nếu cung VCD có Bàng tinh như KÌNH DƯƠNG, KHÔNG KIẾP… thì sao?
+        Bàng tinh chẳng qua là đồ dùng mà Chính tinh mới là chủ nhân của nó.
+        Toàn bộ chòm THÁI TUẾ  là sao chỉ cá tính, trạng thái (tốt xấu) vui buồn. Chòm BÁC SỸ là đồ dùng, các sao khác chẳng qua là trạng thái, tình trạng, tình hình cho biết xấu tốt.
+        Dùng được hay không dùng được, dùng sinh họa hay dùng sinh lợi. Các sao Hóa khí sẽ báo cho ta biết điều đó.
o   Ví dụ cũng KÌNH DƯƠNG là cây viết, cây viết sẽ viết trên tờ giấy ra văn phẩm XƯƠNG KHÚC.Nếu không có, đành chờ đáo hạn XƯƠNG KHÚC đem ra sử dụng (Vấn đề là có người đem theo có người thấy không dùng được vất đi rồi).
o   KÌNH DƯƠNG không còn là viết thì có thể là dụng cụ nhà nông như cuốc, mai… công cụ như dao… có điện, lửa chớp...
+        Dễ hiểu rằng Bàng tinh như là công nhân, đồ dùng, vật dụng, trạng thái, thành bại tốt xấu mà Chính tinh như một chủ nhân của nó.
o   Như vậy nhìn công nhân ta biết chủ nhân. Nhìn Bàng tinh ta khẳng định vai trò Chính tinh.
o   Như ngôi sao THIÊN PHỦ là ngôi sao chủ bao bọc, bảo trợ, che đậy, che mặt…. Vấn đề ở chổ là bao bọc, tương trợ với ai? che mặt, che đậy việc gì và cái gì?. Từ chỗ đó đoán được chân tướng của THIÊN PHỦ.
-       Như trên cho thấy Vô Chính Diệu chấp nhận Chính tinh một cách dễ dàng. Các Bàng tinh không có Chính tinh đồng cung nên mong chờ Chính tinh khác đến sử dụng.
+        Vì thế có câu ”MỆNH Vô Chính Diệu bất minh…” (bất minh ở đây là không minh bạch rõ ràng, hôm này thế này mai thế khác) sẵn sàng tiếp thu những chính tinh khác khi đáo hạn khác.
+        Như PHÁ QUÂN tại MỆNH gặp hạn CỰ MÔN sẽ suy nghĩ khác, một phá gặp một phản… thì dễ làm phản. Nhưng Vô Chính Diệu gặp Cự cũng chỉ ngang mức cự mà thôi.
-       Tại bản cung không có chính diệu tọa thủ thì đương nhiên 2 chính tinh tại cung xung chiếu sẽ xâm phạm vào cung MỆNH. Do vậy Vô Chính Diệu lấy chính tinh tại cung xung chiếu mà luận đoán.
+        Vô Chính Diệu  như người không cha, không mẹ chịu tác động bên ngoài vậy. Nếu ta có chính tinh tức sẽ có 2 trường hợp tương thích hoặc đối kháng với chính tinh bên ngoài.
+        Khi không có chính tinh, chỉ có bàng tinh tức chịu sự chỉ huy dẫn dắt bên ngoài, dễ thích nghi với hoàn cảnh bên ngoài.
-       Vô Chính Diệu tam phương tốt nhất định là tốt, còn ngon lành hơn có chính tinh mà nó không chịu hợp tác với nhau. Như nhóm SÁT PHÁ THAM tại MỆNH cực kỳ vất vã mới như ý muốn.
-       Vấn đề cực kỳ quan trọng khi xem cung VCD là hai ngôi sao TUẦN TRIỆT.
                 
*    TUẦN TRIỆT và Vô Chính Diệu.

-       Cần biết Tuần Triệt có những đặc tính hay. Như Phòng Trừ , giáo dục, kiến thức… đi cả bộ là tuân thủ triệt để, giáo dục, hiểu biết, tiếp thu và loại trừ …. Cho nên Vô Chính Diệu đắc TUẦN hay TRIỆT án ngữ ngay bản cung để tiếp thu và loại trừ.
+        Nhưng không phải Vô Chính Diệu nào cũng cần đến TUẦN TRIỆT nhất là Vô Chính Diệu có Cự Cơ xung.
+        Phúc Đức cung Vô Chính Diệu cũng kỵ TRIỆT.  Vì là Phúc Đức không thể loại trừ được. Có câu: “Phúc Vô Chính Diệu tu cần KHÔNG tú (Tuần) Kỵ ngộ TRIỆT tinh”
-       Nếu không có 2 sao này đích thị là Vô Chính Diệu. Bản thân TUẦN, TRIỆT cũng là sao cho nên khi Vô Chính Diệu có 2 sao này giá trị như không còn là Vô Chính Diệu nữa. Uy lực của nó chế ngự các cung chiếu về.
+        Vô Chính Diệu có 2 sao này là may mắn.
+        VCD có chính tinh tốt đẹp (kỵ TUẦN TRIỆT) xung chiếu nhưng lại có TUẦN TRIỆT tại cung VCD là điều kém may mắn.
ü  Cần nhớ rằng MỆNH có TUẦN hay TRIỆT hay dở phức tạp tùy thuộc chính tinh tại bản cung có thích Tuần hay Triệt không. Ví như TỬ VI kỵ gặp các sao này. THAM LANG thì ưa…
-       Cần quan tâm 4 trường hợp sau khi gặp TUẦN TRIỆT + VCD :
+        MỆNH TRIỆT THÂN TUẦN.
ü  Chú ý rằng MỆNH có thể TRIỆT nhưng THÂN không thể TRIỆT được (vì nó là thân xác, thân phận… TRIỆT đi dễ trở thành phế nhân…)
ü  Cho nên có câu: “Mệnh TRIỆT, Thân TUẦN tu cần vô hữu chính tinh. Vãn niên vạn sự hoàn thành khả đãi”. Tuổi càng cao càng dễ thành công.
+        MỆNH TUẦN THÂN TRIỆT.
ü  Trường hợp này có thể ngoan hơn nhưng chưa biết số phận về đâu.
+        MỆNH (TUẦN hay TRIỆT) THÂN có chính tinh.
ü  Luận theo chính tinh ấy tốt xấu tùy thuộc đắc hãm.
ü  Đừng quên rằng cung an Thân nó quan trọng hơn cung MỆNH. "MỆNH hảo bất như THÂN hảo. Thân hảo bất như Hạn hảo" MỆNH chỉ là ý chí mà thôi. Thân hình hài cần phải khỏe mạnh, tốt đẹp. Người MỆNH tốt mà THÂN xấu ví như người tri thức mà thân thể có khiếm khuyết.
+        MỆNH VCD, THÂN cũng VCD. Không có TUẦN hay TRIỆT. Trường hợp này phải kể là xấu. Vì yếu tố phòng trừ không có.

*    Vô Chính Diệu nhưng không có TUẦN hay TRIỆT án ngữ:

-       Lại có Hung Tinh tọa thủ ta gọi là Hung tinh độc thủ. Có Cát tinh ta gọi Cát tinh tọa thủ.
+        Như Vô Chính Diệu KÌNH DƯƠNG độc thủ, Vô Chính Diệu THIÊN HÌNH  độc thủ, VĂN XƯƠNG độc thủ.
+        Nếu thấy cả XƯƠNG KHÚC, ta gọi XƯƠNG KHÚC tọa thủ. Kết hợp với chính tinh bên ngoài mà luận đoán, quan trọng là có phù hợp hay không
-       Vô Chính Diệu lại không có bộ Phòng Trừ tọa thủ bản cung bị đánh giá chung là xấu, là không an toàn. Nhưng có TUẦN TRIỆT chưa chắc đã tốt.  
+        Như VCD có TỬ VI xung bên trong ta có TRIỆT, TỬ VI tại cung xung chiếu không dám vào giúp đỡ.
+        Như vậy khó tìm ra một công thức chung, mẫu số chung cho các trường hợp Vô Chính Diệu.

*    MỆNH Vô Chính Diệu có yểu không?

-       Mệnh VCD có thể rất yểu.
+        “Mệnh VCD phi yểu chiết nhi hình thương”. Phi yểu chiết nhi hình thương là không yểu MỆNH cũng thương tật.

+        Do Mệnh  VCD phải vay mượn chính tinh bên ngoài nhưng có nhiều trường hợp  chính tinh không phù hợp với bản Mệnh, như  Mệnh  Hỏa mà chính tinh lại hành Thủy. (Nói chung hành chính tinh khắc mệnh).
+        Mệnh VCD cung an Thân cũng VCD, đây cũng là lý do rất dễ yểu.
+        Mệnh VCD vay mượn chính tinh bên ngoài, mạnh nhất là NHẬT NGUYỆT hội chiếu. Nếu cùng lúc cả 2 chính tinh này đều ngộ TUÀN TRIỆT thành ra hoàn cảnh quá tối tăm. Đó cũng là lý do yểu.
+        Mệnh VCD lại có Sát tinh nhập Mệnh. Đây cũng là trường hợp yểu.
-        “Mệnh VCD nhị tinh diên sinh” Tức là thay đổi tên họ, thọ cao….

*    Mệnh VCD thọ.

-       Không có Hung Sát tinh hội họp hay độc thủ lại có các sao như :
+        THÁI TUẾ chủ người cao tuổi.
+        CÁO PHỤ chủ lời bảo ban của bậc cha ông, tức cùng hàm ý thọ.
+        Hoặc khi có THIÊN LƯƠNG thủ Thân và nhất là THIÊN LƯƠNG xung chiếu MỆNH.
o   Như cách Vô Chính Diệu có ĐỒNG LƯƠNG, CƠ LƯƠNG, DƯƠNG LƯƠNG xung.
o   Đại khái là vậy, quan trọng là có phá cách không. Vẫn có rất nhiều lá số Vô Chính Diệu có ĐỒNG LƯƠNG xung mà vẫn yểu như thường.

*    Các trường hợp VCD được cho là vẽ vang nhất.

-       Đó là các trường hợp Vô Chính Diệu có NHẬT NGUYỆT hội họp.
-       Hoặc DƯƠNG LƯƠNG xung dù có hãm vẫn còn là tốt.
+        Trường hợp Vô Chính Diệu tại Mùi có DƯƠNG LƯƠNG tại Mão và THÁI ÂM tại Hợi. Được xem như hay nhất.
o   Vì sao Vô Chính Diệu có NHẬT NGUYỆT là hay về công danh vì NHẬT NGUYỆT là bộ sao: “Chính bất như chiếu, chiếu bất như giáp”.
o   Cách THAM VŨ Sửu Mùi vốn đã hay còn hưởng thêm cách giáp NHẬT NGUYỆT được phê ‘phi vinh tắc phú” (không sang cũng giàu).
o   NHẬT NGUYỆT ví như ánh hào quang. Một người mà có 2 vầng NHẬT NGUYỆT chiếu vô MỆNH như vậy là quá đẹp. NHẬT NGUYỆT có khả năng phát xạ so với các chính tinh khác. Rất nhiều câu phú ca ngợi cách này.
+        Trường Hợp Vô Chính Diệu tại Sửu vẫn có cách này nhưng kém hay hơn, do NHẬT NGUYỆT bị lạc hãm.
+        Trường hợp Vô Chính Diệu tại mão dậu có cả CỰ NHẬT, ĐỒNG ÂM, CƠ LƯƠNG 6 sao cùng chiếu ồn ào hơn một cái chợ.
-       Đứng hạng nhì là trường hợp Vô Chính Diệu có THAM VŨ xung. Thực chất bên trong có bộ Phủ Tướng bên ngoài có THAM VŨ xung nên rất là hay.

*    VCD có SÁT TINH độc thủ:

-       Nếu có KÌNH DƯƠNG ta gọi là KÌNH DƯƠNG độc thủ, cũng vậy nếu có ĐÀ LA ta gọi là ĐÀ LA độc thủ, HỎA TINH độc thủ, LINH TINH độc thủ.
-       VCD có ĐỊA KIẾP ta gọi là ĐỊA KIẾP độc thủ. Ví du: như câu : “ĐỊA KIẾP độc thủ, thị kỷ phi nhân. THAM LANG độc cư đa hư thiểu thật”
+        Dĩ nhiên có các Sát Tinh độc thủ không phải là hay.
+        Cần xét  nó có đắc ý không, có phù hợp hay không?
+        Nhất là KÌNH ĐÀ vì bản thân nó chưa hẳn là hung tinh.

*    VCD có lại thêm Mệnh Không Thân Kiếp.

-       “Mệnh KHÔNG Thân KIẾP lai hội SONG HAO. Vô Chính Diệu thiểu học đa thành.” Học ít thành nhiều
-       Đây cũng là trường hợp hiếm có, phải có Song Hao, lại Vô Chính Diệu. Chỉ sinh tháng 10. Song Hao đạt yêu cầu phải là tuổi Đinh Kỷ Quý mới hay.

*    CÁC CÂU PHÚ LIÊN QUAN:

-       “Mệnh Vô Chính Diệu đắc TAM KHÔNG hữu SONG LỘC phú quí khả kỳ”
+        Phú Quý Khả Kỳ là giàu sang một thời, chỉ một thời cũng vẽ vang lắm rồi.
+        Vì trong cách này có chứa cách tam KHÔNG cho nên 3 cái không phải trả.
-       “Mệnh Vô Chính Diệu bất minh. PHỤ BẬT gia thủ đem mình ly tông”.
+        Mệnh VCD có lập trường không rõ ràng, không minh bạch.
+        Trong tình huống này có sự trợ giúp của PHỤ BẬT dĩ nhiên là dễ rời bỏ tổ tông. Vì bật qua bên này không được, bật lại bên kia không xong, bật đi xa mơ hồ chưa biết thành bại, thường dễ làm người ta lựa chọn.
+        Không cần phải là VCD mới lìa bỏ tổ tông, mà có Chính tinh đi kèm cũng ưa lìa bỏ. Có câu: “TẢ, HỮU đơn lâm MỆNH viên ly hương sở nghiệp.”
o   Tất cả các trường hợp có TẢ HỮU tại MỆNH, tức cung Phụ hay Huynh đều có sao HÌNH, chỉ một sao HÌNH này thôi, ở cũng không yên trong lúc luôn luôn có bạn bè, kẻ trên giúp đỡ.
o   Và MỆNH Vô Chính Diệu lại càng dễ mau đi.
-        “Thân Mệnh đồng cung Tí Ngọ hoặc cư tuyệt xứ. Vô chính tinh khủng kiến MÃ, LINH, HÌNH, KIẾP. Chung thân hoa khai ngộ vũ mãn kiếp phi yểu chiết nhi hình thương.”
+        Vô Chính Diệu Tại Tý Ngọ lại thêm Thân Mệnh đồng cung. Kỵ gặp MÃ LINH HÌNH KIẾP 4 sao này thấy tay chân tật nguyền rồi.
+        Suốt đời như như đóa hoa nở gặp mưa gió dập vùi, không yểu cũng thương tật.
-       “Thân Mệnh đồng cung tối hiềm nhập mộ hoặc cư Tuyệt xứ. Vô Chính Diệu hoan phùng TẢ HỮU SINH VƯỢNG hoá hung vi cát chung thân vượng hưởng phúc tài.”
+        Vô Chính Diệu tại Tứ Mộ cung, hoặc tại Hợi. Kỵ Thân Mệnh đồng cung.
+        TẢ HỮU SINH VƯỢNG lại tốt, suót đời hưởng 2 chữ phúc và tài lộc
-       “PHÚC Vô Chính Diệu tu cần KHÔNG tú (Tuần), Kị ngộ TRIỆT tinh, nhược phùng SINH, HÌNH, KỊ, VIỆT vi nhân tiêu trưởng.”
+        Cung Phúc Vô Chính Diệu cần Tuần kỵ Triệt (Vì TRIỆT chủ bị trừ, xem nhẹ coi thường… phải xem trọng, quan phòng… cung này bao hàm cả bà con trong đó)
+        Nếu có các sao kể trên là người không thể thành đạt, dễ gặp họa... Bộ KỴ HÌNH đã mệt hung rồi, thêm VIỆT chủ phát sinh, thêm SINH để nẫy họa.